Dấu hiệu nào để bạn biết sân thượng của ngôi nhà đang bị thấm nước?
Sân thượng là một phần quan trọng của mỗi ngôi nhà, nhưng khi không được chống thấm đúng cách, nước có thể dễ dàng thấm vào từ các khe hở, vết nứt trên bề mặt, gây ra các vấn đề nghiêm trọng về cấu trúc và ảnh hưởng đến không gian sống bên dưới. Những dấu hiệu thường thấy của việc thấm nước trên sân thượng bao gồm:
• Mùi ẩm mốc hoặc mùi hôi khó chịu
• Mảng tường, trần nhà bị ẩm ướt, nấm mốc hoặc rong rêu chuyển màu nâu đen
• Các vết ố, bong tróc sơn, gạch bị nứt hoặc hư hại
• Bề mặt sân thượng có nước đọng sau mưa, bị nứt to – nứt chân chim
• Sàn sân thượng bị nghiêng lún làm gạch bị bung lên, hoặc vỡ
Các hạng mục cần thi công khi chống thấm
Các hạng mục thi công chống thấm cho căn nhà gồm:
- Chống thấm tầng hầm
- Chống thấm sàn mái, ban công
- Chống thấm nhà tắm, nhà vệ sinh
- Chống thấm tường nhà: Tường trong & Tường ngoài
- Chống thấm giáp lai
Các loại vật liệu chống thấm thông dụng hiện nay tại thị trường Việt Nam
1. Chống thấm dạng dung dịch
Các sản phẩm này được hiểu là dạng lỏng, được pha trộn và thi công sau khi khô sẽ thực hiện vai trò chống thấm.
2. Chống thấm dạng màng định hình sẵn
Các sản phẩm này được hiểu là sản phẩm đã sản xuất định hình theo kích thước có sẵn và việc lắp đặt kết nối bằng hóa học, keo, hay khò nhiệt… và sau khi thi công nó sẽ thực hiện vai trò chống thấm.
3. Chống thấm dạng thanh, gel, phụ trợ
Các sản phẩm có kích thước nhỏ, sản xuất sẵn, bổ trợ cho công tác chống thấm như Sealant trám khe, thanh trương nở, tấm PVC, bang keo Tape, đông kết nhanh, keo Foam PU và keo Epoxy…
Các phương pháp chống thấm hiện nay đang phổ biến
Hiện nay, có nhiều phương pháp chống thấm sân thượng hiệu quả, mỗi phương pháp có ưu nhược điểm riêng và phù hợp với từng điều kiện công trình. Dưới đây là một số phương pháp chống thấm phổ biến:
1. Chống thấm sân thượng bằng xi măng
Phương pháp chống thấm này sử dụng hỗn hợp xi măng và các hóa chất chống thấm để tạo lớp bảo vệ trên bề mặt sân thượng. Xi măng có khả năng tạo ra một lớp vững chắc giúp ngăn nước thấm vào bên trong. Đây là một giải pháp đơn giản và hiệu quả, tuy nhiên chỉ sử dụng nếu thấm nhẹ và không có vấn đề nứt kết cấu hay nứt rạn bề mặt.
2. Chống thấm sân thượng bằng xi măng 2 thành phần
Phương pháp này kết hợp các sản phẩm điển hình như Xi măng Polymer, xi măng Acrylic, xi măng PU… sản phẩm sẽ bao gồm một thành phần xi măng kết hợp với thành phần dung dịch keo chống thấm khác thường được gọi là xi măng hai thành phần. Đây là phương pháp có ưu điểm dễ thi công, không cần lớp lót, không tách lớp sau khi hoàn thiện với vữa hồ về sau.
3. Chống thấm sân thượng gốc Bitum
Các sản phẩm như: Sika Proof Membrance, Flinkote 03, AM Flexproof 521 WB, Insucoat, Conmix Membrace… Sản phẩm chủ yếu màu đen, tối màu, tạo màng đàn hồi, chỉ dung cho chống thấm thuận. Đây là phương pháp hiệu quả chống thấm cao, và hiệu quả xử lý triệt để, tuy nhiên yêu cầu về kĩ thuật cao và độ bám dính không bằng các vật liệu chống thấm dạng lỏng như Sika, Water Seal.
4. Chống thấm sân thượng bằng nhựa đường
Nhựa đường là một vật liệu chống thấm lâu đời và vẫn được sử dụng rộng rãi nhờ vào khả năng chịu nhiệt tốt và tính chất dẻo. Phương pháp này đặc biệt phù hợp với những sân thượng có yêu cầu chịu lực cao và cần độ bền dài lâu.
5. Chống thấm sân thượng bằng màng chống thấm nguội hoặc khò nóng
Màng chống thấm nguội và màng khò nóng là những sản phẩm chống thấm hiện đại được sử dụng phổ biến. Màng khò nóng chống thấm là màng dẻo dạng cuộn hoặc dạng tấm được sản xuất từ nhựa Bitum và Polymer biến tính, có khả năng tạo lớp chống thấm liền mạch, có khả năng co giãn và bám dính tốt, ngăn chặn hoàn toàn sự thấm nước, đặc biệt là trong những điều kiện khắc nghiệt. Tuy nhiên phương pháp này yêu cầu kĩ thuật cao.
6. Chống thấm gốc Polyurethane
Các sản phẩm như: Yuri PU Sol, Sika Lastic 110, Sika lastic 590, Silcor 560, Spectile PU Flex, Neoproof PU W, Mariseal 250, UP 144… Phương pháp này tạo màng đàn hồi cao, chịu tác động cơ học tương đối, chống thấm cực tốt, chỉ dung chống thấm thuận. Ưu điểm: dễ dàng thi công, chất lượng ổn định, bền vững trong mọi điều kiện khắc nghiệt, polyurethane còn có khả năng chống tia UV, khả năng bám dính cao trên nhiều loại bề mặt, độ đàn hồi cao, tuyệt vời trong việc che phủ các vết nứt và giá cả cực kì cạnh tranh
Quy trình chống thấm sân thượng cơ bản
Quy trình chống thấm sân thượng gồm các bước sau:
1. Khảo sát và làm sạch bề mặt: Đảm bảo sân thượng sạch sẽ trước khi thi công.
2. Sửa chữa các vết nứt: Dùng vật liệu chống thấm chuyên dụng để bịt kín các vết nứt, khe hở.
3. Thi công lớp chống thấm: Áp dụng lớp chống thấm phù hợp theo các phương pháp đã nêu.
4. Kiểm tra và hoàn thiện: Đảm bảo không có sự thấm nước trước khi nghiệm thu.
Kĩ thuật thi công
Kỹ thuật thi công chống thấm sân thượng đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác trong từng bước, từ khâu chuẩn bị bề mặt cho đến thi công lớp chống thấm và kiểm tra chất lượng công trình.
Giá cả
Chi phí chống thấm sân thượng phụ thuộc vào loại vật liệu và phương pháp thi công. Tuy nhiên, giá thành của các phương pháp chống thấm hiện nay khá phải chăng và có thể dao động từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng, tùy thuộc vào diện tích và độ phức tạp của công trình.
Nguyên nhân chống thấm
Để hiểu về chống thấm và thi công chống thấm tốt, chúng ta cần hiểu rõ về nguyên nhân gây ra chống thấm. Vậy nguyên nhân chính nào nào gây ra chống thấm?
- Mao dẫn: Gạch, vữa, bê tông… trong quá trình chế tạo và sử dụng luôn tồn tại dưới hình thức thể xốp, chính thể xốp này là tập hợp các lỗ mao dẫn, số lượng lỗ mao dẫn càng nhiều nếu độ đặc chắc càng bé. Lỗ mao dẫn có đường kính biểu kiến càng nhỏ thì chiều cao mao dẫn càng lớn. Đường kính của lỗ mao dẫn tương quan tỷ lệ thuận với hệ số thấm, đường kính này trong thực tế rất nhỏ.
- Khe hở giữa các kết cấu, cấu kiện…: Các vết nứt trong cấu kiện trong quá trình làm việc, do thời tiết, do thi công không đạt chất lượng.
Hậu quả nếu không chống thấm
Chống thấm là một hạng mục rất quan trọng và anht hưởng đến chất lượng, tiến độ và thẩm mỹ công trình xuyên suốt từ lúc thi công đến quá trình sử dụng. Nếu không có chống thấm thì công trình sẽ đối mặt các nguy cơ:
- Hư hỏng nhiều chổ, xuống cấp
- Thấm dột, nứt tường, sàn gỗ công vênh
- Nguy cơ rò rỉ điện, tiềm ẩn cháy nổ
- Mất thẩm mĩ công trình
- Môi trường ẩm mốc, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và các thành viên trong gia đình
FAQ
Hiệu quả chống thấm sân thượng kéo dài trong bao lâu?
Tùy thuộc vào vật liệu sử dụng, hiệu quả chống thấm có thể kéo dài từ 5 đến 20 năm.
Điều gì xảy ra nếu sân thượng không chống thấm nước?
Nước sẽ thấm vào cấu trúc, gây hư hỏng công trình, mốc, nấm mốc, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe cư dân.
Loại vật liệu chống thấm sân thượng nào tốt hiện nay?
Các vật liệu như Sika, MasterSeal và Kova đều là những lựa chọn hàng đầu cho việc chống thấm sân thượng.